Hội chứng DiGeorge

Hội chứng DiGeorge được biết đến do đột biến mất đoạn trên NST 22 được báo cáo đầu tiên bởi bác sĩ DiGeorge vào năm 1965.

1. Tần suất

Tỷ lệ mắc khoảng 1/2000 – 1/4000 trẻ sơ sinh.

2. Nguyên nhân

Khoảng 90% bệnh nhân mắc hội chứng DiGeorge mang đột biến mất đoạn nhỏ ở nhánh dài của nhiễm sắc thể 22 (22q11.2). Sự mất đi khoảng 30 gen tại vùng này được cho là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và phát triển bất thường của một số mô trong quá trình phát triển phôi, từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 10 trong thai kì, khi mà tuyến cận giáp, tuyến ức, môi, tai và cung động mạch chủ đang được hình thành.

3. Di truyền

Khoảng 94% do đột biến mới phát sinh ngẫu nhiên trong quá trình hình thành tế bào sinh sản (trứng hoặc tinh trùng) hoặc trong quá trình phát sinh phôi sớm; 6% được di truyền từ bố mẹ.

4. Triệu chứng lâm sàng

- Đặc điểm lâm sàng thường gặp là bệnh tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch, rối loạn nội tiết, hạ canxi huyết, các bất thường vòm miệng, bất thường thận và có biểu hiện khuôn mặt đặc trưng. Hầu hết có khó khăn về học và bất thường về hành vi bao gồm cả bệnh tâm thần phân liệt ở một số bệnh nhân trưởng thành. Một số ít trường hợp không có tuyến ức và giảm calci huyết nặng ở trẻ sơ sinh.

- Trong thai kì, những phát hiện trên siêu âm thường gặp là đa dị tật kết hợp: bất thường tim đa phần là bất thường vùng thân nón động mạch, khe hở môi, khe hở vòm miệng. Bất thường thận như loạn sản thận, bất sản thận, thận ứ nước một bên hoặc hai bên. Tật thừa ngón tay hay ngón chân cũng hay được phát hiện trên siêu âm, các bất thường khác có thể gặp như: tay chân khoèo, bất sản xương quay, xương chày, đốt sống kém phát triển một bên, đốt sống hình cánh bướm, thoát vị hoành.

5. Chẩn đoán

Hiện nay, việc chẩn đoán hội chứng DiGeorge được dựa trên biểu hiện lâm sàng; hình ảnh siêu âm đối với trường hợp trước sinh cùng với đó là xét nghiệm di truyền để phát hiện mất đoạn trên NST 22. Đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người thuộc nhóm có nguy cơ cao, việc xét nghiệm, chẩn đoán sớm trẻ mang đột biến là yếu tố cực kì quan trọng giúp cha mẹ chuẩn bị kiến thức, tâm lí, khắc phục kịp thời các khuyết tật, giảm thiểu nguy hiểm và tăng cường chất lượng sống sau này của trẻ .

Hiện tại, Trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sinh – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An triển khai sàng lọc dị tật sớm cho thai nhi trong quý I bằng siêu âm và các xét nghiệm Double test, NIPT. Đối với các trường hợp nằm trong đối tượng nguy cơ cao sẽ được tư vấn làm các xét nghiệm xâm lấn (chọc ối, sinh thiết gai nhau, lấy máu cuống rốn) để chẩn đoán.
Để bảo vệ sức khỏe mẹ và chăm sóc thai nhi toàn diện quý khách hãy đến Trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An – Tầng 1 tòa nhà 7 tầng khối Phụ Sản.
Địa chỉ: Số 19 Tôn Thất Tùng, phường Hưng Dũng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Email: cdtssannhinghean@gmail.com
Website: http://sanglocts.sannhinghean.vn
 SĐT: 0914.796.228

Sàng lọc trước sinh

 

TRẢ KẾT QUẢ SÀNG LỌC SƠ SINH

 

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Đang cập nhật
03:18 18/04/2020
Sàng lọc trước sinh và sơ sinh là biện pháp giúp phát hiện sớm những bệnh lý do rối loạn di truyền, từ đó có biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời, hạn chế những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh gây ra, giảm thiểu người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Video

 

Thống kê truy cập