DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG KHI MANG THAI

1. Ra máu âm đạo ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ

Ra máu là biểu hiện bất thường ở mọi giai đoạn của thai kỳ.

Nếu chậm kinh, đau bụng, ra máu âm đạo thì đó có thể là dấu hiệu chửa ngoài tử cung. Hiện tượng có thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã thụ tinh làm tổ ở một nơi khác ngoài tử cung, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ra máu âm đạo kèm theo co thắt mạnh ở vùng bụng dưới còn là dấu hiệu dọa sẩy thai khi thai phụ đang trong giai đoạn đầu hoặc ở đầu giai đoạn thứ hai của thai kỳ.

Ra máu âm đạo ở giai đoạn thứ ba của thai kỳ kèm theo đau bụng có thể là triệu chứng của hiện tượng dọa sinh non, rau bong non – xảy ra khi rau thai bong ra khỏi thành tử cung; rau tiền đạo.

Mọi hiện tượng ra máu âm đạo trong quá trình mang thai đều không được phép xem nhẹ. Nếu thai phụ bắt đầu bị chảy máu, đừng bao giờ chần chừ mà phải lập tức gọi bác sĩ hoặc phải đến cơ sở y tế chuyên khoa phụ sản thăm khám ngay.

Chảy máu âm đạo kéo dài là một dấu hiệu của rau tiền đạo khi bánh rau bám ở phần thấp nhất của tử cung và che phủ một phần hay toàn bộ tử cung, cản trở lối ra của thai. Trường hợp này là một biến chứng của thai nghén, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho mẹ và cho thai nhi. Trong khi một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng thì một số khác bị chảy máu âm đạo nhưng lại không đau đớn từ lúc ba tháng giữa. Nếu không được kiểm soát kịp thời, sẽ dẫn đến sinh non.

2. Ra nước âm đạo

Cảm giác có dòng chất lỏng chảy xuống hai chân nhưng không có cảm giác buồn tiểu. “Điều này có thể là bạn đang bị ra nước ối khi mang thai”. Tuy nhiên, nước đó cũng có thể do tử cung quá lớn đè lên bàng quang của thai phụ, đây là hiện tượng són tiểu”.

Cần phân biệt nước tiểu do bàng quang bị đè nén hay là do rò rỉ nước ối thì nên đi tiểu cho đến khi sạch bàng quang. Nếu nước vẫn chảy ra, cần được chuyển đến bệnh viện chuyên khoa sản.

3. Huyết áp cao, phù

Huyết áp cao là dấu hiệu sớm của tiền sản giật, có thể kèm theo biểu hiện như huyết áp cao, mờ mắt, đau đầu, đau thượng vị. Nếu đau đầu dai dẳng, rối loạn thị giác, phù trong ba tháng cuối của thai kỳ là một biểu hiện nguy hiểm phát triển tiềm tàng trong suốt quá trình mang thai và có thể dẫn đến hậu quả khó lường trước được. Hiện tượng này thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Quản lý thai nghén tốt giúp phát hiện và kiểm soát được chứng tiền sản giật sớm.

4. Nôn, nghén nhiều hơn bình thường

Nếu nôn nhiều đến mức không còn giữ được gì trong dạ dày thì tình hình đã trở nên nguy hiểm. Nếu không thể ăn hoặc uống được thứ gì, thì cơ thể có thể trong tình trạng mất nước,nguy cơ thiếu dinh dưỡng, mất nước có thể gây ra những biến chứng như sinh non hay dị tật thai nhi.

Thai phụ cần được khám khi bị nôn nghiêm trọng. Điều trị chống nôn nghén an toàn và thay đổi chế độ dinh dưỡng nhằm tìm ra loại thức ăn giảm nôn.


5. Thai ít đạp(Thai nhi giảm cử động rõ rệt)

Cách xác định cử động thai bằng đếm số lần bé đạp vào bụng mẹ. Chưa xác định được bao nhiêu lần cử động là tốt cho bé, nhưng thai phụ nên lập sẵn một ranh giới và để ý xem em bé đang cử động nhiều hơn hay ít hơn bình thường. Thông thường, 10 cú đạp bụng mẹ trong vòng 2 giờ là bình thường. Nếu ít hơn, có thể thai nhi đang gặp một số vấn đề trong bụng mẹ. Đầu tiên, uống một chút nước lạnh, hay ăn gì đó. Và nằm nghiêng để kiểm tra xem em bé có đang cử động không.

Thai phụ nên khám thai càng sớm càng tốt khi thai cử động ít. Siêu âm thai và theo dõi tim thai bằng monitor sản khoa giúp bác sĩ đánh giá xem thai nhi có đang cử động và phát triển bình thường hay không. Nếu thai nhi không cử động nhiều như trước, lý do có thể là bé không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng từ rau thai.

6. Các cơn co tử cung

Cơn co tử cung có thể là dấu hiệu của sinh non. Nhưng, ba tháng cuối thai kỳ, cơn co sinh lý gọi là cơn gò Braxton – Hicks. Chúng không diễn ra đều đặn, mà bất ngờ và không gia tăng cường độ. Các cơn co bóp sinh lý sẽ giảm bớt trong vòng 1 giờ.  Cơn co tử cung thật thường lặp lại trong vòng 10 phút hoặc ít hơn và sẽ tăng dần cường độ.

Tuy nhiên, thai phụ đừng bao giờ chủ quan với các cơn co thắt. Ở giai đoạn 3 của thai kỳ, bất kỳ khi nào thấy xuất hiện các cơn co bóp hoặc chỉ có cảm giác như đang bị co bóp, cần khám bác sĩ chuyên khoa sản để hướng xử trí kịp thời.

7. Các triệu chứng cúm

Phụ nữ mang thai thường dễ bị bệnh hơn phụ nữ không mang thai trong mùa dịch cúm. Lý do là hệ miễn dịch của cơ thể chịu nhiều áp lực hơn trong thời kỳ thai nghén. Đồng thời, phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ bị các biến chứng nguy hiểm do bị cúm.

8. Mệt mỏi thường xuyên

Thiếu máu thiếu sắt cũng là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Những dấu hiệu của bệnh bao gồm: mệt mỏi thường xuyên, cảm thấy yếu ớt, hụt hơi và sắc da nhợt nhạt. Cần bổ sung axit folic và sắt cho bạn. Nếu bệnh ở mức độ trầm trọng, sẽ phải truyền máu trực tiếp.

9. Quá buồn phiền

Khi có những biểu hiện quá buồn phiền, chán nản… thì rất có thể là dấu hiệu bệnh trầm cảm. Những triệu chứng khác của bệnh bao gồm thay đổi khẩu vị ăn uống, cảm giác vô vọng. Trường hợp bị nặng có thể sẽ cảm thấy khó chịu hoặc có những suy nghĩ gây tổn hại đến thai nhi và bản thân mình. Cần đến gặp bác sĩ tâm lý để được điều trị kịp thời; bệnh cũng có thể được điều trị bằng trị liệu hoặc các loại thuốc hỗ trợ.

10. Thường xuyên khát nước và đi tiểu

Tiểu đường thai kỳ thường xảy ra phổ biến ở ba tháng giữa của thai kỳ do chất insulin của mẹ bầu tiết ra không đủ. Những dấu hiệu bao gồm thường xuyên khát nước, đi tiểu và cảm giác mệt mỏi. Thuốc insulin có thể được chỉ định điều trị theo chuyên khoa nội tiết. Tuy nhiên, hữu hiệu nhất là thay đổi chế độ ăn uống khoa học.

Để bảo vệ sức khỏe mẹ và chăm sóc thai nhi toàn diện quý khách hãy đến Trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An – Tầng 1 tòa nhà 7 tầng khối Phụ Sản.

Địa chỉ: Số 19 Tôn Thất Tùng, phường Hưng Dũng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Email: cdtssannhinghean@gmail.com
SĐT: 0914.796.228

Sàng lọc trước sinh

 

TRẢ KẾT QUẢ SÀNG LỌC SƠ SINH

 

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Đang cập nhật
03:18 18/04/2020
Sàng lọc trước sinh và sơ sinh là biện pháp giúp phát hiện sớm những bệnh lý do rối loạn di truyền, từ đó có biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời, hạn chế những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh gây ra, giảm thiểu người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Video

 

Thống kê truy cập