GIỚI THIỆU KHOA XÉT NGHIỆM BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN

Khoa xét nghiệm được tách ra từ khoa xét nghiệm chung của bệnh Hữu nghị đa khoa tỉnh từ năm 1985 và được ở lại địa điểm hiện tại (số 19, Đường Tôn Thất Tùng, Tp. Vinh, Nghệ An ) sau khi tỉnh thành lập bệnh viện Nhi năm 1985

 I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN :

1. Khoa xét nghiệm  được tách ra từ khoa xét nghiệm chung của bệnh Hữu nghị đa khoa tỉnh từ năm 1985 và được ở lại địa điểm hiện tại (số 19, Đường Tôn Thất Tùng, Tp. Vinh, Nghệ An ) sau khi tỉnh thành lập bệnh viện Nhi năm 1985, từ  tháng 9/2013 theo quyết định của UBND, thêm hệ Sản Phụ thành BV Sản Nhi và nâng lên  bệnh viện hạng I. Từ một khoa xét nghiệm lúc đầu còn sơ sài, cùng với sự phát triển của  bệnh viện, hiện nay khoa đã đươc trang bị những máy móc hiện đại để không những  thực hiện  các xét nghiệm thường qui cơ bản mà còn làm được nhiều xét nghiệm chuyên khoa sâu phục vụ việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân. Ngoài ra khoa đã phát triển một số kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu phát triển của bệnh viện tầm khu vực.

2. Những trưởng khoa qua các thời kỳ :

      +)  1985 – 1991 : BSCKI Bùi Thanh Tịnh

      +)  1992 – 2000 : BS Đào Thị Hải

      +)  2001- nay:     BSCKI Đậu Văn Cường

3. Hiện tại biên chế của khoa có 29 người gồm:

4 BS trong đó có 1 BSCKI, 2 thạc sỹ KTV,  5 KTV Cử nhân, 7 KTV cao đẳng, 9 KTV TC, 1 y công

 

II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CHÍNH:

 Về chuyên ngành huyết học:

1. Làm các xét nghiệm  huyết học thường qui phục vụ toàn bộ bệnh nhân đến khám và nằm điều trị tại bệnh viện


Nhân viên phòng xét nghiệm đang thực hiện xét nghiệm huyết học


2. Là trung tâm nhi khoa đầu ngành của tỉnh, lại được trang bị các máy móc hiện đại như máy HPLC ( máy sắc ký lỏng hiệu năng cao ), máy FPA (phân tích chức năng tiểu cầu ) để xét nghiệm chẩn đoán các bệnh lý rối loạn huyết sắc tố (Hb), bệnh lý tiểu cầu (Glanzman,...), cũng như các bệnh máu khác: Thalassemia, tan máu tự miễn, Leukemia, xuất huyết, XHGTC,  Hemophilia,...


Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao 

 

3. Làm các xét nghiệm chẩn đoán các bệnh máu  thông qua các xét nghiệm huyết đồ, tủy đồ, làm tế bào học tủy xương dựa vào hình thái. v.v...


4. Với các máy xét nghiệm đông máu hiện đại như ACL Top 550, việc thực hiện các xét nghiệm đông máu là thường quy, 24/24 phục vụ bệnh nhân sàng lọc trước mổ, kể cả các xét nghiệm chuyên sâu như định lượng các yếu tố đông máu  (yếu tố VIII, IX, xét nghiệm Mixtest tìm kháng đông đường nội sinh, ngoại sinh, D-dimer, ….. Chẩn đoán  đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC ), theo dõi các bệnh nhân nặng tại các khoa hồi sức tích cực.


Máy đông máu ACL TOP 550

 

5. Làm các xét nghiệm khí máu:

6. Thực hiện các thủ thuật:  chọc hút tủy xương, chọc hạch làm hạch đồ,...

 

Về chuyênh ngành sinh hóa - Miễn dịch:

1.Làm tất cả các xét nghiệm sinh hóa cơ bản, thường quy: Ure, Creatinin, Glucose, Bil D, Bil T, GOT, GPT, GGT, LDH, ALP, Cholesterol, Triglycerid, HDL-c, LDL-c,...


Nhân viên khoa xét nghiệm đang chạy xét nghiệm sinh hóa


2.Làm  các xét nghiệm miễn dịch: T3, FT3, T4, FT4, nội tiết tố sinh sản ( progesterol, testosterol, β HCG, ...; các chỉ tố ung thư ( CA 125, CA153,...),. ..


Nhân viên khoa xét nghiệm đang thực hiện làm xét nghiệm miễn dịch


Về chuyên nghành vi sinh: Được trang bị các máy cấy máu tự động, máy định danh & làm kháng sinh đồ tự động,...

1Làm các xét nghiệm cơ bản về vi sinh: nhuộm, soi, xác định một số vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng trong các loại bệnh phẩm.

2. Nuôi cấy định danh một số vi khuẩn gây bệnh thông thường

3. Làm kháng sinh đồ, đánh giá mức độ kháng kháng sinh tại bệnh viện của các vi khuẩn thường gặp.

 

Ngoài các chức năng nhiệm vụ chính trên, khoa còn tích cực:

1. Tham gia nghiên cứu khoa học ( hàng năm khoa đều có đề tài ), cập nhật kiến thức, biên soạn và báo cáo chuyên đề tại các buổi sinh hoạt khoa học của bệnh viện, dự hội nghị, hội thảo khoa học  ngành, quốc gia, quốc tế, tham gia các đề tài cấp cơ sở, cấp nghành, cấp tỉnh.

2. Tham gia đào tạo cho tuyến dưới thông qua nhiều hình thức như : đề án 1816, đi giảng bài tại các bệnh viện huyện và chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, giảng dạy cho sinh viên Đại học y khoa Vinh, cán bộ tuyến dưới lên học tại khoa khi có yêu cầu hoặc được giao nhiệm vụ.

3. Chuẩn bị  thực hiện chuẩn hóa phòng xét nghiệm theo tiêu chuẩn yêu cầu của Bộ y Tế, xây dựng SOP cho các xét nghiệm  và  được ban giám đốc phê duyệt. Thực hiện nội kiểm thường qui, tham gia các chương trình ngoại kiểm cho một số xét nghiệm, như : công thức máu, đông máu, sinh hóa,...

4. Luôn tự hào là một khoa có truyền thống đoàn kết, tích cực trong công việc và trung thực trong cuộc sống, luôn giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống cũng như trong công việc để luôn luôn hoàn thành chức năng nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất,  được Lãnh đạo các cấp khen thưởng, nhân dân và đồng nghiệp ghi nhận.


 III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Cơ bản chuẩn hóa phòng xét nghiệm theo tiêu chuẩn, tích cực quan tâm công tác quản lý chất lượng xét nghiệm theo TT số 01/TT-BYT ngày 11/01/2013 của Bộ trưởng BYT.

2. Hoàn thiện các xét nghiệm huyết học, sinh hóa-miễn dịch, vi sinh, chẩn đoán tế bào học- mô bệnh học ngang tầm của một bệnh viện khu vực Bắc Trung bộ.

3. Triển khai một số xét nghiệm kỹ thuật cao:

 Double test, Tripble test,... trong sàng lọc, chẩn đoán trước sinh;

   XN Enzym G6PD, TSH, 17- OHP,... trong sàng, chẩn đoán sơ sinh.

 

BS. Đậu Văn Cường

Trưởng khoa Xét nghiệm

Sàng lọc trước sinh

 

TRẢ KẾT QUẢ SÀNG LỌC SƠ SINH

 

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Đang cập nhật
03:18 18/04/2020
Sàng lọc trước sinh và sơ sinh là biện pháp giúp phát hiện sớm những bệnh lý do rối loạn di truyền, từ đó có biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời, hạn chế những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh gây ra, giảm thiểu người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Video

 

Thống kê truy cập