Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và những thực phẩm không nên ăn

Một số phụ nữ mang thai có thể bị đái tháo đường thai kỳ. Lúc này, việc băn khoăn không biết tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và cần tránh những thực phẩm nào có lẽ là thắc mắc chung của các mẹ bầu.

Một số phụ nữ mang thai có thể bị đái tháo đường thai kỳ. Lúc này, việc băn khoăn không biết tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và cần tránh những thực phẩm nào có lẽ là thắc mắc chung của các mẹ bầu.

 

1. Hướng dẫn chung về chế độ ăn

- Mỗi ngày, nên ăn đúng giờ khi ăn ba bữa nhỏ và hai hoặc ba bữa ăn nhẹ. Tuyệt đối không bỏ bữa.

- Lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, chất béo không no,…. Một số loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ là: bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, mì ống, bột yến mạch, rau, trái cây...

- Giới hạn tổng lượng chất béo dưới 40% lượng calo hàng ngày. Chất béo bão hòa nên ít hơn 10% so với tất cả chất béo.

- Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo có đủ vitamin và khoáng chất.

 

2. Những loại thực phẩm nên ăn khi bị tiểu đường thai kỳ

Thực hiện theo chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng trong thai kỳ. Đặc biệt là đối với những phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ. Lượng đường trong máu cao có thể gây hại cho phụ nữ và thai nhi phát triển. Để giúp quản lý lượng đường trong máu, điều quan trọng là phải theo dõi số lượng, loại và mức độ thường xuyên tiêu thụ carbohydrate.

 

Chế độ ăn hợp lý cho thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ

 

Ăn nhiều protein

- Ăn protein cùng với carbohydrate hoặc chọn carbohydrate chứa cả protein. Điều này sẽ giúp cân bằng lượng đường trong máu.

- Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên cố gắng ăn các loại thực phẩm nạc, giàu protein. Có thể kể đến như: Cá, Thịt gà, Trứng, Đậu hũ, Quả đậu, Quả hạch, Cây họ đậu,Hạt quinoa,

 


Mẹ bầu bị đáo thái đường thai kỳ nên ăn thực phẩm giàu protein.

 

Ăn thực phẩm ít đường

Đây là điều rất quan trọng trong chế độ ăn kiêng của bệnh tiểu đường thai kỳ. Lượng đường huyết sẽ được tính bằng cách nhân số gram carbohydrate trong một khẩu phần ăn của một loại thực phẩm cụ thể với chỉ số GI (đường huyết) của thực phẩm đó. Con số này sẽ cho thấy sự tác động của thực phẩm đối với lượng đường trong máu.   

Thực phẩm có lượng đường huyết thấp, phù hợp với những người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ bao gồm: Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, Một số loại rau của như: đậu Hà Lan, cà rốt, đậu xanh, đậu lăng,..Một số loại trái cây như táo, cam, bưởi, đào, lê…

Tất cả những thực phẩm có chỉ số GI thấp này sẽ giải phóng đường vào máu từ từ. Vì thế mà lượng đường trong máu được giữ ổn định.

 

Ăn thực phẩm có chất béo không bão hòa

Chất béo không bão hòa cũng là một phần của bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh nào. Ví dụ về các loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa gồm: Dầu oliu, Dầu lạc, Trái bơ, Cá hồi, Cá mòi, Cá ngừ, Hạt chia, Hầu hết các loại hạt.

 

3. Các thực phẩm cần tránh khi bị tiểu đường thai kỳ

Để hạn chế tác động của bệnh tiểu đường thai kỳ, bà bầu nên tránh những thức ăn và đồ uống có đường. Lượng đường trong máu sẽ tăng lên khi ăn thực phẩm có đường, đặc biệt là những loại được tinh chế và chế biến. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên tránh hoặc hạn chế các loại đồ ăn chứa đường càng nhiều càng tốt.

Một số thực phẩm nên tránh là: Bánh quy, Kẹo, Nước ngọt, Nước ép trái cây có thêm đường.

 

Nếu mắc đáo thái đường thai kỳ, chị em nên tránh các loại thực phẩm có đường.

 

Hạn chế đồ ăn chứa nhiều tinh bột  

Thực phẩm giàu tinh bột có nhiều carbohydrate và có tác động lớn đến lượng đường trong máu. Khi mắc tiểu đường thai kỳ, bà bầu tốt nhất hạn chế ăn các loại đồ ăn sau: khoai tây, bánh mì trắng, gạo trắng, mì...

 

Các loại đường và carbohydrate ẩn

Một số loại thực phẩm cho dù không phải là nguồn cung cấp đường hoặc carbohydrate nhưng chúng vẫn có thể chứa một tỷ lệ nhất định. Ví dụ như đồ ăn nhanh, rượu, sốt cà chua...

 

Chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý giúp ngừa bệnh tiểu đường

 

Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý sẽ giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Điều chỉnh trong việc ăn uống cùng với một chế độ tập luyện phù hợp sẽ giúp giảm những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Sàng lọc trước sinh

 

TRẢ KẾT QUẢ SÀNG LỌC SƠ SINH

 

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Đang cập nhật
08:07 05/11/2021
Tồn tại tĩnh mạch chủ trên bên trái (PLSVC) được chẩn đoán khi tĩnh mạch lớn đưa máu trở về từ phần trên của cơ thể đến phía bên phải của tim, gọi là tĩnh mạch chủ trên, được quan sát ở bên trái thay vì bên phải.

Video

 

Thống kê truy cập